Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Người khổng lồ tập tễnh
Tham nhũng, nạn mua bán quyền chức, an ninh nội địa phức tạp… là những vấn đề rất lớn của quân đội Trung Quốc (PLA). Trang web chuyên thông tin quân sự "War is boring" (warisboring.com/medium.com) vừa có bài viết phân tích hiện trạng của PLA. Theo đó, Trung Quốc được ví là một người khổng lồ tập tễnh với nhiều vấn đề mang tính hệ thống.

 


 


 


Ngân sách an ninh nội địa nhiều hơn quốc phòng

 

Sau hàng thập niên tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Đi kèm với việc tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cũng xây dựng một đội quân ngày càng hiện đại và đứng hàng đầu về quy mô.

 

Tuy nhiên, trong vòng 2.000 năm, nước này đã phải nếm trải nhiều cuộc xâm lăng, hiếp đáp từ bên ngoài, chưa kể những cuộc chính biến, nổi loạn trong nước. Trung Quốc từng bị đè bẹp, thống trị và trở thành thuộc địa.

 

Dù vậy, điều này nay không còn. Chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 10 lần trong vòng 25 năm qua. Bắc Kinh đã xây dựng một lực lượng hải quân “nước xanh” (blue-water navy, từ chỉ những lực lượng hải quân có thể chiến đấu ở biển xa), phát triển chiến đấu cơ tàng hình và dần tham gia các lực lượng gìn giữ hòa bình.

 

Việc đầu tư cho quân đội cũng như thực thi chính sách đối ngoại gây hấn của Trung Quốc đã khiến phương Tây cảm thấy bị báo động. Một số nhà làm chính sách của Mỹ tin rằng Bắc Kinh là “đối thủ duy nhất trong tương lai gần”. Hay nói cách khác, đây là quốc gia duy nhất có sức mạnh quân sự thực tế để đánh bại Mỹ trong một số trường hợp nào đó.

 

Tuy nhiên, cho dù sau vài thập kỷ Bắc Kinh chi bộn tiền tái vũ trang, một số chuyên gia phương Tây cho rằng Trung Quốc “không có cửa” so với Mỹ. Bởi những lý do sau:

 

Ngân sách quốc phòng đã tăng ở mức hai con số trong nhiều năm, nhưng lạm phát đã khiến mức tăng đó không còn nhiều ý nghĩa. Nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc khiến khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng như hệ thống vũ khí, tuy số lượng lớn nhưng hiệu suất không thể so với vũ khí phương Tây.

 

Tuy PLA vẫn đang được hiện đại hóa, điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh có thể huy động lực lượng vũ trang thực thi các nhiệm vụ toàn cầu bởi vây quanh nước này là những đối thủ tiềm tàng.

 

Nga, Nhật Bản, Ấn Độ đều là “hàng xóm” của Trung Quốc và đều từng là kẻ thù/đối thủ của Bắc Kinh. Chính sách ngoại giao gây hấn nhắm tới các nước nhỏ của Bắc Kinh không dẫn tới quy thuận mà trái lại, sự đối đầu.

 

Những quốc gia láng giềng còn lại hoặc yếu, hoặc “phức tạp” như Pakistan và Bắc Triều Tiên. Bất ổn thường trực của những nước này khiến một sự sụp đổ chóng vánh có thể diễn ra bất cứ lúc nào và hậu quả là an ninh biên giới của Trung Quốc bị đe dọa nghiêm trọng.

 

PLA có quân số đông nhất thế giới, với khoảng 2,3 triệu quân nhân. Quân dự bị cũng tới 800.000 người.

 

Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm ước tính ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2013 vào khoảng 188 tỷ USD, chiếm 9% chi tiêu quốc phòng thế giới, dưới một nửa chi tiêu của cả châu Á. Cùng năm, Mỹ chi 640 tỷ USD, Nga 88 tỷ USD, Ấn Độ 47 tỷ USD và Nhật Bản 48 tỷ USD.

 

Có thể nói, Trung Quốc không có những đồng minh thực sự và đáng tin cậy. Danh mục đồng minh của nước này ở châu Á-Thái Bình Dương chỉ có Nga. Ở cấp độ toàn cầu, đó là Pakistan, Zimbabwe, Venezuela và các nước trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan).

 


Một phiên bản máy bay Z-20

 

Kể từ năm 1990, Trung Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng hằng năm lên ít nhất 10%, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nếu xem xét mức độ lạm phát, mức tăng thực sự chỉ là một con số.

 

25 năm trước, quân đội Trung Quốc rất đông người và mức độ trang bị kỹ thuật thấp. Năm 1989, PLA có 3,9 triệu người, trang bị khá thô sơ. Loại tăng chủ lực của quân đội lúc đó là một phiên bản T-55 của Liên Xô, thiết kế ra đời từ những năm 1950. Không quân và hải quân chỉ có khả năng phòng thủ bờ biển. Lúc đó Trung Quốc có duy nhất một tàu ngầm hạt nhân, nhưng có tin nói chiếc tàu này bị cháy và chìm tại cảng.

 

Trung Quốc là nước nghèo. GDP năm 1989 là 451 tỷ USD. Trong khi đó, GDP của Mỹ là 8.840 tỷ USD. Năm đó, Bắc Kinh chi cho quốc phòng 18,3 tỷ USD, Tokyo chi 46,5 tỷ USD và New Zealand nhỏ bé cũng chi 1,8 tỷ USD. Tính ra, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm đó chi cho một người lính 4.615 USD, từ súng ống, trang phục, lương thực… Con số này của Mỹ là 246.000 USD.

 

Cuối những năm 1980, học thuyết quân sự của Trung Quốc vẫn là “chiến tranh nhân dân”, một chiến lược phòng thủ bằng cách thu hút địch quân đi sâu vào nội địa và tiêu diệt bằng các cuộc chiến thông thường và chiến tranh du kích.

 

Năm 1991, Bắc Kinh chứng kiến một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu dễ dàng đè bẹp quân đội của Saddam Hussein ở Iraq. Một chiến dịch không kích chỉ kéo dài vài tuần và lục quân chỉ mất khoảng 100 giờ giao chiến là đủ để đánh bại đội quân của Iraq.

 

Bắc Kinh đã có rất nhiều việc phải làm để cải tổ lực lượng quân sự. Việc đó cần nhiều tiền.

 

 Một cách để xem xét việc chi tiêu quốc phòng là dựa vào tỷ lệ phần trăm so với GDP. Ấn Độ chi 2,5%, Hàn Quốc 2,8%, Nga 4,1%, Mỹ chi 3,8%. Nghịch lý ngân sách quốc phòng Trung Quốc là năm nào cũng tăng chi nhưng tỷ lệ so với GDP giảm xuống. Năm 1989, Bắc Kinh chi 2,6% GDP. Từ 2002-2010, nước này chi 2,1%. Năm 2013, phần của quân đội là 2%.

 

Một số tính toán cho rằng, trong năm 2013, Trung Quốc chi nhiều hơn cho an ninh nội địa, giám sát internet, thực thi pháp luật và lực lượng cảnh sát bán vũ trang hơn là quốc phòng. Ngân sách cho an ninh nội địa năm 2014 không được công bố dẫn đến đồn đoán rằng Trung Quốc chi nhiều cho an ninh nội địa, hơn là chi cho việc phòng thủ đất nước trước kẻ thù bên ngoài.

 

Các nhà quan sát cho rằng đây là kết quả từ việc bất ổn xã hội: ô nhiễm môi trường, lạm dụng lao động, tham nhũng, chiếm dụng đất đai, bạo động.

 

Đó còn là những bất ổn ở vùng Tân Cương, nơi có nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống vốn thường than phiền về sự bất bình đẳng với người Hán, và Tây Tạng. Trung Quốc không có cách nào khác ngoài việc đầu tư mạnh cho an ninh nội địa.

 

Muốn bắt kịp mức chi của Mỹ, Trung Quốc phải chi ít nhất 5,8% GDP, gần gấp 3 lần hiện nay, một điều không thực tế. Trên thế giới chỉ có ba nước chi tỷ lệ GDP như thế cho quân đội (Saudi Arabia, Oman và Nam Sudan).

 

Hơn nữa, những đồng đô la Mỹ mà Trung Quốc thực sự chi cho quốc phòng không lớn như một số nhà quan sát dự tính. “Trong hầu như suốt giai đoạn cải tổ sau năm 1978, những chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc bị bốc hơi mạnh bởi lạm phát phi mã”, Andrew Erickson, giáo sư tại Đại học Hải quân Mỹ viết.

 

Năm 2008, Trung Quốc chi thêm 14,9% cho quốc phòng so với mức chi năm 2007. Nhưng con số 14,9% ấy lại phải đi kèm với 7,8% lạm phát, do vậy mức tăng thực chất chỉ có 7,1%. Năm 2010, chi quốc phòng tăng 7,8% nhưng đi kèm là 6,7% lạm phát, do vậy thực tăng chỉ là 1,1%.

 

Tính cả lạm phát, từ 2004 đến 2014, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng trung bình 8,3%. Tất nhiên, so với nhiều nước, đây vẫn là mức tăng cao, trong bối cảnh nhiều nước phương Tây giảm chi cho quân đội. (Còn nữa)
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ đang “ru ngủ”, khiến Trung Quốc "lạc bước" trong không gian? (30-07-2014)
    Mỹ-Ấn ngập ngừng, Trung Quốc mừng thầm (30-07-2014)
    Siêu cường Mỹ đã lên đến đỉnh?-Kỳ 2 (30-07-2014)
    Quan hệ Mỹ - Ấn đang đứng trước những thách thức gì? (29-07-2014)
    Nhật Bản ra "đòn" mới, siết chặt "gọng kìm" vây quanh Trung Quốc (29-07-2014)
    "Kiev không cầm cự được đến 2015 nếu Mỹ không giúp" (29-07-2014)
    Cáo buộc Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Ấn Độ (29-07-2014)
    Siêu cường Mỹ đã lên đến đỉnh?-Kỳ 1 (29-07-2014)
    Nga tuyên bố sẽ ra tay nếu có kẻ động đến Crimea (29-07-2014)
    Mâu thuẫn của Israel trong cuộc chiến ở Dải Gaza (28-07-2014)
    Chiến tranh sách giáo khoa tại Đông Á (28-07-2014)
    Cuộc chiến của các tài phiệt: Nội chiến Ukraine mới bắt đầu (28-07-2014)
    Hợp tác quân sự, một lá bài trong chính sách 'xoay trục' của Nga (28-07-2014)
    “Biến cố MH17” và nước cờ chiến lược của ông Obama “đáp trả” Nga (28-07-2014)
    Trung Quốc muốn thành "ông Kẹ" dọa thế giới (26-07-2014)
    Nga “xoay” sang châu Á bằng chính sách năng lượng (26-07-2014)
    Chỉ tội dân Gaza! (26-07-2014)
    Bắc Kinh không thể chơi “luật rừng” (26-07-2014)
    Tai nạn máy bay liên tiếp: Lời nguyền bí ẩn?  (26-07-2014)
    Báo Mỹ: Việt Nam là đối thủ rất khó chịu của Trung Quốc (26-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152850612.